Đã hơn một thế kỷ từ khi Espresso lần đầu xuất hiện tại Ý cho đến nay, qua nhiều thời kỳ, hương vị của cà phê Espresso được nâng tầm. Được cải tiến cùng với sự phát triển của ngành cà phê. Cà phê pha máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống. Đi cùng với những biến thể khác nhau dựa trên nền cà phê Espresso. Mức độ phủ sóng lan tỏa cấp số nhân của cà phê Espresso trên thế giới đã nghiễm nhiên mang lại cho nó danh hiệu di sản của nước Ý. Cà phê Espresso tại sao lại đặc sắc đến vậy? Hôm nay hãy cùng D’codeS tìm hiểu về Espresso trong văn hóa cà phê của người Ý nhé!
Đã hơn một thế kỷ từ khi Espresso lần đầu xuất hiện tại Ý cho đến nay, qua nhiều thời kỳ, hương vị của cà phê Espresso được nâng tầm. Được cải tiến cùng với sự phát triển của ngành cà phê. Cà phê pha máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống. Đi cùng với những biến thể khác nhau dựa trên nền cà phê Espresso. Mức độ phủ sóng lan tỏa cấp số nhân của cà phê Espresso trên thế giới đã nghiễm nhiên mang lại cho nó danh hiệu di sản của nước Ý. Cà phê Espresso tại sao lại đặc sắc đến vậy? Hôm nay hãy cùng D’codeS tìm hiểu về Espresso trong văn hóa cà phê của người Ý nhé!
Espresso – ‘Sự phô bày’ thay vì ‘Nhanh chóng’
Mặc dù khá giống với “Express” trong tiếng Anh – Mỹ nghĩa là tốc hành, nhanh chóng – tuy nhiên “Espresso” có bắt nguồn từ tiếng Ý, nghĩa là sự phô bày, thể hiện. Theo Luigi Bezzera - nhà phát minh người Milan (ông đã đăng ký bằng sáng chế cải tiến đầu tiên trên máy Espresso – vào năm 1901). Đây là lần đầu tiên cà phê được pha chế rõ ràng, thể hiện (expressly) trước mặt khách hàng.
Như những gì đã đề cập trong lịch sử máy Espresso. Đến năm 1905, bằng sáng chế trên đã được mua lại bởi Desidero Pavoni, cùng với Luigi Bezzera hai người đàn ông đã cho ra đời sản phẩm máy pha cà phê thương mại có sử dụng áp suất hơi nước đầu tiên trên đất Ý, cũng như đầu tiên trên thế giới - Ideale.
Các máy Ideale thời kỳ này vẫn còn một khoảng cách rất xa trước các tiêu chuẩn hiện đại của Espresso. Với khả năng đun nước đến 140°C, cho ra áp suất 1,5 bar - thấp hơn nhiều so với các máy ổn định áp suất 9 bar hiện đại của chúng ta. Và những cốc Espresso nguyên thủy này được trích xuất trong 45 giây. Vì vậy nó không hẳn mang một một ý nghĩa nào liên quan đến khái niệm nhanh chóng, tức thì.
► ĐỌC THÊM: Tìm hiểu về lịch sử cà phê Espresso
Espresso - Khởi đầu của nền Văn hóa cà phê Ý
Những chiếc máy cơ khí trên không chỉ làm nên một cốc cà phê mà còn thực sự làm nên thuật ngữ “Espresso” khi lần đầu tiên thuật ngữ này được đưa vào hệ thống từ vựng tiếng Ý vào khoảng năm 1920, (bởi nhà từ điển học - Alfredo Pazzini).
Pazzini đã từng nhận xét rằng các quán cà phê Ý trong thế kỷ XIX là những nơi yên tĩnh. Cho đến những năm 1935, ông đã bổ sung thêm rằng các quán cà phê đã trở thành nơi xôm tụ cho công nhân. Quá trình pha chế dễ dàng và thuận tiện hơn, đã khuyến khích những người đàn ông tất bật với công việc thường xuyên tìm kiếm đến caffeine.
Đến năm 1938, danh từ “Barista” bắt đầu nổi lên (có quan điểm cho rằng Barista được gọi từ những năm 90 bởi Starbucks là sai). Trước thời điểm đó, thuật ngữ này mang dáng dấp thời thượng và hơi “khó gần” tại Ý.
Tuy nhiên, với sự thành công của Mussolini và phong trào Phát-xít đã dấy lên một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đối với những từ ngữ đại chúng tại Ý lúc bấy giờ. “Barman” được coi là quá đậm chất Mỹ, nên được thay thế bởi “Barista”, một từ có hơi hướng Italia hơn - Theo cách này, Espresso lại tiếp tục gắn liền với bản sắc văn hóa Ý.
Xây dựng nền văn hóa Espresso
Trong những năm 30 và 40, tiêu thụ cà phê của Ý đã giảm (lúc đầu do chính sách hạn chế nhập khẩu, và sau đó là do khan hiếm trong thời chiến), các máy pha cà phê Ideale đã nhường chỗ cho các cải tiến bởi Francisco Illy và Achille Gaggia.
Cụ thể là vào năm 1947, các máy Espresso có cần bơm tay (hand-pumped machine) của Gaggia đã chiếm lĩnh thị trường. Với những chiếc máy này, cùng với cánh tay khỏe bạn có thể tạo ra nhiều áp lực hơn khi pha chế, điều này có nghĩa là dầu cà phê cũng bị ép ra theo chiết xuất. Kết quả là một lớp Crema óng ánh vàng xuất hiện – một phần thiết yếu của Espresso hiện đại.
Tác động xã hội từ những cải tiến máy móc
Đến năm 1948, phát minh của Gaggia đã được mua bởi Ernesto Valiente, người đứng đầu Faema, một công ty chuyên về máy móc cho các quán cà phê vẫn còn trụ vững đến ngày nay. Gaggia và Valente về cơ bản không đồng quan điểm về các máy Espresso này.
Gaggia cho thấy phát minh của mình là một mặt hàng xa xỉ, và chỉ được thưởng thức trong các cơ sở cao cấp. Valente, lại có ý tưởng khác – ông làm việc để sản xuất máy móc rẻ hơn. Và sau đó, vào năm 1961, ông đã phát hành Faema E61 nổi tiếng thế giới.
Faema E61 là cha đẻ của các máy Espresso hiện đại. Đó là máy bán tự động đầu tiên giải tỏa sức ép từ khuỷu tay cho các barista. Nồi hơi bên trong được đặt theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc, ngay lập tức chiếc máy “lùn” hơn trước quầy pha chế, chuyển đổi quán cà phê thành không gian xã hội nơi khách hàng và barista có thể trò chuyện với nhau trong khi thoải máy kéo một shot Espresso. Vào thời điểm này, không lạ gì khi sự bùng nổ của các quán bar và quán cà phê Espresso ở Ý trở thành một hiện tượng xã hội.
Văn hóa cà phê Ý ngày nay
Văn hóa cà phê Ý được định hình trong những năm 40 vẫn khá nhất quán cho đến ngày nay, mặc dù mức độ toàn cầu hóa ngày càng tăng lên kể từ thời điểm Howard Schultz mang về một cốc Espresso đặt nền móng cho triều đại Starbucks trên toàn cầu.
Trong thói quen của người Ý, uống Espresso có nghĩa là nếm cà phê với tất cả các đặc tính hương vị phức tạp, thường không bị lấn át bởi sữa hoặc đường. Đồng thời nó có thể gợi lên những ký ức đẹp đẽ khi ngồi trên quảng trường của một khu phố nhỏ ở miền Nam, nhâm nhi latte trong một chiều mát mẻ. Hoặc đi bộ vào một quán cà phê trong khu phố, lấy cho mình một liều Adrenalin 30ml mạnh mẽ trước khi đi làm buổi sáng trong trung tâm Milano sầm uất. Mỗi địa điểm trong lòng nước Ý, nơi có đặt một máy pha cà phê đã góp phần quan trọng làm nên nét văn hóa Espresso tại đây.
Espresso Ý trong nền văn hóa cà phê toàn cầu
Trong khi văn hóa cà phê Ý vẫn không bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, thì ngược lại văn hóa cà phê toàn cầu đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cà phê Ý. “Xuất khẩu Espresso” là một thành công đáng kinh ngạc của người Ý, từ Seattle đến Sydney, chiết xuất theo phong cách Ý là cơ sở của phần lớn các loại cà phê Espresso bạn biết đến hôm nay.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các loại cà phê dựa trên Espresso này hoàn toàn là của Ý. Trong thực tế, Espresso có rất nhiều biến thể – Lấy một cốc cappuccino của Mỹ làm ví dụ: so với ở Ý, nó thường chứa gấp đôi lượng sữa nhưng cùng một lượng cà phê.
Khi Espresso không chỉ thuộc về người Ý
Tất nhiên người Ý nhận thức được “sự mất mát” trên – và rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giữ nguyên bản khái niệm Espresso từ Ý. Chính phủ, đã kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới hợp sức hạn chế việc sử dụng cụm từ “Italian Espresso”. Và Quốc hội nước này đã cử các thanh tra viên đến khắp nơi trên giới để chứng nhận liệu cà phê được sản xuất ở đâu đó có phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của Ý hay không.
Tương lai của Espresso
Mặc dù đã có một lịch sử hình thành lâu đời, Espresso vẫn duy trì được mức độ phổ biến. Và vẫn dành được sự ưu ái bởi các tín đồ cà phê cho đến bây giờ. Cà phê Espresso ban đầu chỉ là những tách cà phê cô đặc đậm đắng. Nhưng đến nay thì chất lượng của Espresso đã trải qua những cải tiến rất đáng kể. Không phải là nói quá nếu khẳng định cà phê Espresso đã và đang đóng vai trò chủ chốt của ngành barista.
Có thể trong tương lai, những làn sóng cà phê mới sẽ còn biến đổi và liên tục phát triển. Cũng có thể sẽ ít nhiều làm thay đổi cái nhìn của chúng ta. Nhưng chắc chắn Espresso vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển cùng với ngành cà phê. Dù thế nào đi nữa, ngành cà phê nói chung và các barista nói riêng “nợ” Ý một lời cảm ơn vì đã tạo nên một di sản tuyệt vời như vậy!
► ĐỌC THÊM: SCA BARISTA - KỸ NĂNG BARISTA
Ngoài ra, nếu các Barista muốn tìm hiểu thêm về cà phê hữu cơ, các loại cà phê pha máy khác hay cách pha chế cà phê, các phương pháp pha chế cà phê thủ công hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì hãy đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
-
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes